Soạn bài: Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Soạn bài: Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

(1918-1939)

1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Vec-xai-Oa-sinh-tơn

-       Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vec-xai (1919- 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống hòa ước Vecxai - Oasinhtơn.

-       Hệ thống Vexai -Oasinh tơn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, nó mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước thắng trận   Anh, Pháp, Mĩ xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc.

-       Để duy trì trật tự  thế giới mới, Hội Quốc Liên được thành lập với sự tham gia của 44 nước.











Sự thay đổi bản đồ chính trị  châu Âu  theo hệ thống Vec-xai - Oasinhtơn.





Hội nghị Versailles



Hội nghị Versailles đưa nước Đức lên máy chém

2. Cao trào cách mạng  1918 - 1922 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản 

a. Hoàn cảnh thành lập  Quốc tế cộng sản

-       Được thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 soi đường và cổ vũ, họ đã vùng  dậy đấu tranh.

-       Do  hậu quả của chiến tranh.

-       Trong những năm 1918 - 1923,các nước tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế. Cao trào cách mạng bùng nổ.

+    Sự thành lập Cộng hoà Xô viết  Hung-ga-ri (3-1919), ở Ba-vi-e (Đức 4-1919)

+   Nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước (Đức, Áo, Hunggari, Ba Lan, Phần Lan, Ác hen ti na.)  đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn.

-       Với vai trò tích cực của Lê-nin, ngày 2/3/1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập.

b. Hoạt động:

-       Từ 1919 - 1943, Quốc tế Cộng sản tiến hành 7 lần đại hội, vạch ra đường lối  cách mạng phù hợp với  từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới.

-       Tại đại hội lần II (1920), Quốc tế Cộng sản đã thông qua "Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa" do Lê-nin khởi thảo.

-       Tại đại hội VII (1935) Quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các Đảng Cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các Mặt trận thống nhất công nhân nhằm mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.

-       Năm 1943  tự giải tán, do tình hình thế giới thay đổi.

c.Vai trò của Quốc tế Cộng sản:

-       Quốc tế Cộng sản là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

-       Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.



Ngày thứ năm  đen tối -24-10-1929; 1,2 tỷ cổ phiếu Mỹ  được bán làm  thị trường chứng khoán Mỹ  rung động.

3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1923 - 1933 và hậu quả của nó

* Nguyên nhân

-Trong những năm 1924- 1929 các nước tư bản ổn định về chính trị và tăng trưởng nhanh về  kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu.

-Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra các nước tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933

* Hậu quả

+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.

+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

+ Về quan hệ quốc tế: Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.

-Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp  phong trào cách mạng  và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.

- Các nước Mĩ, Anh, Pháp..vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng  chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.

-Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

4. Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

Nguyên nhân: Trước thảm họa của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản  (đại hội VII),phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, Italia, Tiệp Khắc, Hi Lạp, Tây Ban Nha...

-5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong tổng tuyển cử, bảo vệ được nền dân chủ, Pháp thoát khỏi những hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.

- 2/1936, ở Tây Ban Nha, Mặt trận nhân dân giành thắng lợi trong tổng tuyển cử nhưng các thế lực phát xít do Phrancô cầm đầu đã gây nội chiến, thủ tiêu nền cộng hòa.

Kết quả: Phong trào giành được thắng lợi điển hình ở Pháp, nhưng ở nhiều nơi đã thất bại như Tây Ban Nha.



Bơ Lum Lê Ông - Người đứng đầu chính phủ mặt trận nhân dân pháp 1936



Mặt trận Bình dân Pháp thắng cử

(Cô. Đoàn Thị Hồng Điệp)
Lịch Sử 11

Các bài viết của blog được tham khảo từ: www.cadasa.vn, Loigiaihay.com, Updating...

Đăng nhận xét

[facebook][blogger][disqus]

TDK

{facebook#https://www.facebook.com/TTTPUS} {twitter#https://twitter.com/pldinhkhiem} {google-plus#https://plus.google.com/110765780685737079983?hl=vi} {youtube#https://www.youtube.com/channel/UC15FfWuEkvpbESRDj2S718g}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget