Soạn bài: Bài 10. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
Quốc huy của Liên Xô
I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925)
1. Chính sách kinh tế mới
* Hoàn cảnh lịch sử
- Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
- Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.
- Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiến nhân dân bất bình.
- Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.
- Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện Chính sách Kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng.
* Nội dung
- Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, (ban hành thuế nông nghiệp).
- Công nghiệp:
+ Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng.
+ Tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ,dưới 20 công nhân.
+ Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga.
+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt.
- Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát, khôi phục lại nền kinh tế hàng hóa..
* Tác dụng - ý nghĩa
- Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế.
- Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa. Nên Đảng Bôn sê Vích thực hiện chính sách kinh tế mới 3-1921.
Áp phích năm 1921: "Chúng ta tuyên chiến với hậu quả của chiến tranh"
2. Liên bang Xô viết thành lập
- Tháng 12/1922 Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên Bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô).
- Gồm 4 nước cộng hòa, 4 quốc gia đầu tiên là Nga, Ukraina, Bêlôruxia và Zakapkazơ (Azecbaijan, Acmênia, Gruzia),đến năm 1940 có thêm 11 nước.
Lược đồ Liên Xô năm 1940
II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941)
1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên và thành tựu
* Công nghiệp: thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
- Sau công cuộc khôi phục kinh tế Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế bị bao vây, kỹ thuật, thiết bị lệ thuộc nước ngoài.
- Đảng Cộng sản đề ra nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Mục đích: đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp có những ngành công nghiệp chủ chốt
- Biện pháp:
+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Có mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm năm lần thứ nhất 1928 - 1932) và kế hoạch năm năm lần thứ hai (1933 - 1937).
- Kết quả: Năm 1937 sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
* Công nghiệp: ưu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 93% số nông hộ với 90% diện tích đất canh tác vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có qui mô sản xuất lớn và cơ giới hoá
* Văn hóa - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông, phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở thành phố.
* Xã hội: cơ cấu giai cấp thay đổi xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và trí thức xã hội chủ nghĩa.
- Từ năm 1937 Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần ba, sang tháng 6/1941 Đức tấn công Liên Xô, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn.
Mặc dù còn có những hạn chế song công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1925 - 1941 vẫn đạt được những thành tựu to lớn, tạo nên những biến đổi nhiều mặt, có lợi cho nhân dân, xây dựng lại lực lượng vũ trang hùng mạnh để bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới
2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô
- Liên Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng châu Á, châu Âu.
- Từng bước phá vỡ chính sách bao vây cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.
- Bằng những biện pháp đấu tranh kiên quyết và mềm dẻo, chỉ trong vòng 4 năm (1922 - 1925)Liên Xô đã được các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật, lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao
- Thiết lập ngoại giao với 20 nước.
- Năm 1933, Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đó là thắng lợi lớn của nền ngoại giao Xô viết, khẳng định uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế.
Nhà máy thuỷ điện Dniev trên sông Dniev lớn nhất thế giới.
(Cô. Đoàn Thị Hồng Điệp)
Lịch Sử 11
- Soạn bài: Bài 1. Nhật Bản
- Soạn bài: Bài 2. Ấn Độ
- Soạn bài: Bài 3. Trung Quốc
- Soạn bài: Bài 4. Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX)
- Soạn bài: Bài 5. Châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh (thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX)
- Soạn bài: Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)
- Soạn bài: Bài 7. Những thành tựu văn hoá thời cận đại
- Soạn bài: Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
- Soạn bài: Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ Cách mạng (1917 - 1921)
- Soạn bài: Bài 10. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)
- Soạn bài: Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Soạn bài: Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Soạn bài: Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Soạn bài: Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Soạn bài: Bài 15. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)
- Soạn bài: Bài 16. Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Soạn bài: Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
- Soạn bài: Bài 18. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)
- Soạn bài: Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1885 đến trước năm 1873)
- Soạn bài: Bài 20. Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
- Soạn bài: Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX
- Soạn bài: Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp
- Soạn bài: Bài 23. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất( 1914)
- Soạn bài: Bài 24. Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
- Soạn bài: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918).
Các bài viết của blog được tham khảo từ: www.cadasa.vn, Loigiaihay.com, Updating...
Đăng nhận xét