Tags: "all"

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Nguyễn Trung Thành

  • Tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc.
  • Sinh năm : 1932 tại Quảng Nam.
  • Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
  • Ông là nhà văn sống và gắn bó sâu sắc với mảnh đất và con người Tây Nguyên.
  • Tác phẩm chính: “Đất nước đứng lên”, “Rẻo cao”, “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”,…

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Kim Lân

  • Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài (1920- 2007).
  • Quê: làng Phù Lưu, tỉnh Bắc Ninh.
  • Kim Lân là cây bút truyện ngắn.
  • Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn, người nông dân.
  • Ngoài viết văn ông còn làm báo, diễn kịch, đóng phim.
  • Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962).
  • Năm 2001, ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

b. Truyện ngắn Vợ nhặt

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
    • “Vợ nhặt” viết năm 1955 được in trong tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” (1962). 
    • Truyện ngắn có tiền thân là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" tác phẩm viết sau CMT8 nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954) tác giả dựa vào cốt truyện cũ đặt tên là Vợ nhặt.
  • Bố cục: 4 phần
  • Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”
    • Nhan đề đã thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm.
    • Từ nhan đề ta thấy thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ.
    • Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

2.2. Đọc- hiểu văn bản

a. Tình huống truyện độc đáo

  • Tràng là một chàng trai sống ở xóm ngụ cư nghèo mà lại xấu xí,  thô kệch lấy được vợ giữa nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử.
  • Tình huống Tràng nhặt được vợ đã làm cho mọi người vô cùng ngạc nhiên:
    • Trẻ con xóm ngụ cư ngạc nhiên.
    • Người lớn cũng ngạc nhiên.
    • Mẹ của Tràng cũng ngạc nhiên.
    • Bản thân Tràng cũng không ngờ được, cứ ngỡ ngàng như không phải ⇒ một tình huống éo le, giàu kịch tính, rất độc đáo.
  • Giá trị hiện thực: tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói.
  • Giá trị nhân đạo: Tình nhân ái cưu mang đùm bọc lẫn nhau, khát vọng hướng tới cuộc sống và hạnh phúc. Trong bối cảnh bi thảm, giá trị nhân bản không mất đi, con người vẫn muốn cứ được là con người.

b. Diễn biến tâm trạng các nhân vật

  • Người vợ nhặt
    • Là cô gái không tên, không gia đình, quê hương, bị cái đói đẩy ra lề đường: có số phận nhỏ nhoi, đáng thương.
    • Thị theo Tràng sau lời nói nửa đùa nửa thật để chạy trốn cái đói.
    • Cái đói đã làm thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh, đánh mất sĩ diện, sự e thẹn, bản chất dịu dàng.
    • Nhưng vẫn là người phụ nữ có tư cách:
      • Trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong cớn" biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính.
      • Thị ra mắt mẹ chồng trong tư thế khép nép và tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp.
    • Thị có sự thay đổi khi tìm thấy sự ấm áp của gia đình:
      • Trở thành một người vợ đảm đang.
      • Người con dâu ngoan khi tham gia công việc nhà chồng một cách tự nguyện, chăm chỉ.
    • Chính chị cũng thắp lên niềm tin và hi vọng trong hoàn cảnh tối tăm đó người đói.
⇒ Góp phần tô đậm hiện thực nạn đói và đặc biệt là giá trị nhân đạo của tác phẩm: dù trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn khát khao một mái ấm gia đình hạnh phúc.
  • Nhân vật Tràng
    • Có vẻ ngoài thô kệch, xấu xí, thân phận nghèo hèn,…
    • Nhưng có tấm lòng hào hiệp, nhân hậu: sẵn lòng cho người đàn bà xa lạ một bữa ăn giữa lúc nạn đói, sau đó đưa về đùm bọc, cưu mang.
    • Lúc  đầu Tràng cũng có chút phân vân, lo lắng: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”.
    • Nhưng rồi, sau một cái “tặc lưỡi”, Tràng quyết định đánh đổi tất cả để có được người vợ, có được hạnh phúc -> Sự khao khát hạnh phúc lứa đôi. Quyết định giản đơn nhưng chứa đựng tình thương đối với người gặp cảnh khốn cùng.
    • Trên đường về:
      • Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà "phởn phơ" khác thường.
      • Anh rất vui, lòng lâng lâng khó tả:
        • “Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”.
        • “Lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai bên kia người đàn bà”.
        • Dường như quên đi cảnh sống ê chề, tối tăm; quên đi cái đói đang đe dọa,... khi có sự xuất hiện của người vợ nhặt.
    • Buổi sáng đầu tiên có vợ:
      • Tràng cảm nhận có một cái gì mới mẻ: êm ái, lơ lửng như trong mơ
      • Tràng thay đổi hẳn:
        • Thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của mình một cách lạ lùng.
        • Cảm thấy nên người, thấy mình phải có bổn phận lo lắng cho gia đình.
        • Biết hướng tới một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn.
⇒ Những con người đói khát gần kề cái chết vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau và luôn có niềm tin vào tương lai.

  • Bà cụ Tứ
    • Một bà lão già nua, ốm yếu, lưng khòng vì tuổi tác.
    • Tâm trạng bà cụ Tứ:
      • Khi nhận thấy thái độ vồn vã khác thường của con: phấp phỏng, lo âu.
      • Ngạc nhiên hơn khi nghe tiếng người đàn bà xa lạ chào mình bằng u.
      • Sau lời giãi bày của Tràng, bà cúi đầu nín lặng, không nói và hiểu ra. Trong lòng chất chứa biết bao suy nghĩ:
        • Buồn tủi khi nghĩ đến thân phận của con phải lấy vợ nhặt.
        • Lo vì đói, vợ chồng nó có sống qua nổi cái nạn đói này ko.
        • Thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới lấy đến con trai mình mà không tính đến nghi lễ cưới.
        • Tủi vì chưa hoàn thành bổn phận người mẹ lo vợ cho con trai.
        • Lo lắng khi nghĩ đến tương lai của con.
      • Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình
      • Từ tốn căn dặn nàng dâu mới -> Xót thương, lo lắng cho cảnh ngộ của dâu con.
      • Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới:
        • Rạng rỡ hẳn lên.
        • Cùng với nàng dâu, bà thu dọn, quét tước nhà cửa.
        • Bữa cơn ngày đói thật thảm hại nhưng “cả nhà ăn rất ngon lành”.
        • Bà toàn nói đến chuyện tương lai, chuyện vui, chuyện làm ăn với con dâu ⇒ tìm mọi cách để nhen nhóm niềm tin, niềm hi vọng cho các con.
⇒ Bà là một người mẹ có tấm lòng nhân hậu, bao dung, đầy hi sinh, tiêu biểu của người mẹ nghèo VN.

c. Nghệ thuật

  • Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
  • Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn:
    • Cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, giản dị, chặt chẽ.
    • Khéo léo làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật.
  • Dựng cảnh chân thật, sinh động, đặc sắc: cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,…
  • Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật.
  • Ngôn ngữ nông thôn mộc mạc, giản dị, gần với khẩu ngữ nhưng được chọn lọc kĩ, toạ nên sức gợi.


I.  Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Tỉ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn hộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành động của mình:”Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt ” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Ngườị giàu nhất thế giới — Bill Gates — từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?






Đề bài: Nhập vào xâu S tìm và in ra số chữ cái và chữ cái tìm được trong xâu.

Bài làm:

program BTVN;

uses crt;

var c,s:string[100];

i,j,y,dem:byte;

begin clrscr;

write('Nhap xau S: '); Readln(s);

y:= length(s);

dem:= 0;

c:= ' ';

for i:= 1 to y do

if (s[i] = ' ') or ((s[i] >= 'A') and (s[i] <= 'Z')) then

begindem := dem + 1;c:= c + s[i];
end

else if (s[i] = ' ') or ((s[i] >= 'a') and (s[i] <= 'z')) thenbegindem := dem + 1;c:= c+s[i];end;

writeln('So chu cai trong xau S la: ', dem);
writeln(c);
readln
end.


*Bài tập bằng hình ảnh: 



Bài tập được thực hiện bởi: TĐK K19E


Đề bài
Viết phương trình hóa học của các phản ứng hoàn thành dãy chuyển hóa sau:
a) Etan  (1)  etilen    (2)   politilen.
b) Metan  (1)  axetilen  (2)  vinylaxetilen  (3)  butanđien  (4)  polibutađien.
c) Benzen → brombenzen.



I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả
-       Tên An-tôn Páp-lô-vích Sêkhốp (1860-1904) sinh ra và lớn lên ở trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Tan-ga-rốc, bên bờ biển A-dốp, nước Ng
-       Ông vừa là nhà văn vừa tham gia nhiều hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục
-       Là nhà văn Nga kiệt xuất, được giải thưởng Puskin của viện hàn lâm Nga, là viện sĩ danh dự của viện hàn lâm khoa học Nga.


*Mục Lục: Viết tiểu sử tóm tắt 1:
Đề 1: Tiểu sử tóm tắt của tác giả Xuân Diệu
Đề 2: Tiểu sử tóm tắt của tác giả Hàn Mạc Tử
Đề 3: Tiểu sử tóm tắt của tác giả Tố Hữu
Đề 4: Viết tiểu sử tóm tắt của một thành viên trong lớp với ban giám hiệu nhà trường để bầu vào ban chấp hành đoàn trường.
Đề 5: Tiểu sử tóm tắt của tác giả Nam Cao






Bài làm 

Hàn Mặc Tử một nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới 1932-1945 với những tác phẩm tiêu biểu. Các nhà thơ đã hòa mình vào thiên nhiên, gắm nhìn cảnh đẹp quê hương đất nước dù ông đang phải trải qua những đau đớn cảu bệnh tật với mong muốn được gắn bó lâu hơn với cuộc sống này. Đó là một tinh thần đáng ngợi ca và tâm trạng ấy đã được khắc họa rõ trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ”. Khổ 1 là bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp cùng tâm trạng tiếc nuối của tác giả.


I. ĐỌC HIỂU
Anh chị hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
(1)”Nhắc tới Lê Yên Thanh, sẽ có rất nhiều cụm từ ưu ái dành cho 9x này: “Gương mặt trẻ tiêu biểu”, “Nhân tài đất Việt 9x”, “Chàng trai được Google trả mức lương 6.000USD”. Thế nhưng, điều khiến người được mệnh danh là chàng trai vàng của Tin học Việt được nhắc tới nhiều nhất chính là hoài bão trong công việc, tính cầu tiến và không ngừng học hỏi.



PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA XUÂN DIỆU



BÀI LÀM
                    

“ Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu trích trong tập thơ “Thơ và Thơ” của nghệ sĩ tài năng Xuân Diệu. Bài thơ là tiếng nói tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống, thiết tha với tuổi trẻ của Xuân Diệu. Mười câu thơ cuối bài chính là khúc hát khép lại bài thơ với những quan niệm nhân sinh sâu sắc.



I.Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
-       Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí,sinh ra ở Đồng Hới,Quảng Bình
-       Sớm mất cha sống với mẹ tại Quy Nhơn.
-       Đi làm công chức thời gian ngắn rồi mắc bệnh.
-       Là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới “Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên


Đề bài
Văn bản 1:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”


Đề bài
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
        “Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

TDK

{facebook#https://www.facebook.com/TTTPUS} {twitter#https://twitter.com/pldinhkhiem} {google-plus#https://plus.google.com/110765780685737079983?hl=vi} {youtube#https://www.youtube.com/channel/UC15FfWuEkvpbESRDj2S718g}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget