Soạn Bài Và Giải Bài Tập Về Nhà!

Bài viết

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Nguyễn Trung Thành

  • Tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc.
  • Sinh năm : 1932 tại Quảng Nam.
  • Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
  • Ông là nhà văn sống và gắn bó sâu sắc với mảnh đất và con người Tây Nguyên.
  • Tác phẩm chính: “Đất nước đứng lên”, “Rẻo cao”, “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”,…

Sau 3 năm đi “lực lượng”, Tnú về thăm làng. Bé Heng gặp anh ở con nước lớn dẫn anh về. Con đường cũ, hai cái dốc, rừng lách chằng chịt hố chông, hầm chông, giàn thò sắc lạnh. Mặt trời chưa tắt thì anh về đến làng. Cụ Mết già làng và bà con dân làng reo lên mừng rỡ. Cụ Mết đưa anh về nhà ăn cơm. Từ nhà ưng vang lên một hồi, ba tiếng mõ dài, cả lũ làng cầm đuốc kéo tới nhà cụ Mết gặp Tnú. Có ông bà già. Nhiều trai tráng và lũ con gái. Đông nhất là lũ trẻ con. Có cả cô Dít, em gái Mai, nay là bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã hội. Ai cũng muốn ngồi gần anh Tnú. Dít thay mặt lũ làng xem giấy có chữ ký chỉ huy cho phép Tnú về thăm làng một đêm. Quanh bếp lửa rộn lên: “Tốt lắm rồi!” “Một đêm thôi, mai lại đi rồi, ít quá, tiếc quá!”. Rồi cụ Mết kể lại cuộc đời Tnú cho lũ làng nghe. Tiếng nói rất trầm. “Anh Tnú đó, nó đi Giải phóng quân đánh giặc… Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Anh Xút bị giặc treo cổ, bà Nhan bị giặc chặt đầu, nó và em Mai đi vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ. Anh dạy nó học chữ. Nó học chữ thì hay quên nhưng đi rừng làm liên lạc thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó vượt thác, xé rừng mà đi, lọt tất cả vòng vây của giặc. Một lần Tnú vượt thác Đắc nông thì bị giặc bắt, bị tra tấn, bị đầy đi Kông Tum. Ba năm sau, Tnú vượt ngục trốn về, lưng đầy thương tích. Tnú đọc thư tuyệt mệnh của anh Quyết gửi cho dân làng Xô Man trước khi anh tử thương. Tnú đi bộ lên núi Ngọc Linh đem về một gùi đá mài. Đêm đêm làng Xô Man thức mài vũ khí. Thằng Dục chỉ huy đồn Đắc Hà đưa lũ ác ôn về vây ráp làng. Tiếng kêu khóc vang dậy. Cụ Mết và trai tráng lánh vào rừng, bí mật bám theo giặc. Bọn giặc đã giết chết mẹ con Mai. Tay không ra cứu vợ con, Tnú bị giặc bắt. Chúng lấy nhựa xà nu đốt cháy 10 ngón tay anh. Cụ Mết và lũ thanh niên từ rừng xông ra, dùng mác, và rựa chém chết tất cả 10 tên ác ôn. Thằng Dục ác ôn và xác lũ lính ngổn ngang quanh đống lửa trên nhà ưng. Từ đó, làng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng. Sau đó, Tnú ra đi tìm cách mạng…”
Cụ Mết ngừng kể, rồi hỏi Tnú đã giết được mấy thằng Diệm, mấy thằng Mĩ rồi? Anh kể chuyện đánh đồn, xông xuống hầm ngầm dùng tay bóp chết thằng chỉ huy… thằng Dục, “đúng chớ… chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục!”. Mưa rơi nặng hạt. Không ai nhận thấy đêm đã khuya. Sáng hôm sau cụ Mết và Dít tiễn Tnú lên đường. Ba người đứng nhìn những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời… 

Mở bài
Một trong những thành công tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. Ngòi bút nhà văn thật tinh tê, sâu sắc trong việc miêu tả diễn biến tâm lí, sức sống tiềm tàng và sự biến đổi số phận của nhân vật. Đó là Mị – người phụ nữ tưởng chừng như đã cam chịu số phận, không còn sức sống và lối thoát nhưng trong hoàn cảnh có thể, Mị vẫn vươn lên làm chủ cuộc đời mình. Và cái gì đã khiến bên trong “con rùa” câm lặng ấy bùng lên khát vọng sống, khát vọng yêu, khát vọng được quyền làm người cho ra một kiếp người, chính là đêm tình mùa xuân trở về trên rẻo cao.
Thân bài
*Trở thành nô lệ nhà thống lí Pá Tra, Mị bị đọa đày tới mức trầm cảm, vô vọng
Trở về nhà ăn lá ngón không thành, Mị quay trở lại nhà thống lí chấp nhận kiếp sống nô lệ. Mị đành chôn vùi tuổi thanh xuân, thời con gái đẹp đẽ của mình. Ngày Mị càng không nói, sống như cái xác không hồn, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Người đọc những tưởng Mị sẽ chết tàn chết rụi trong căn buồng u tối chỉ có một lỗ cửa vuông bằng bàn tay, ngày hay đêm chỉ thấy một màu trăng trắng mờ đục không biết là sương hay là nắng. Nhưng ai có thể ngờ tiềm ẩn trong con người yếu đuối ấy vẫn chất chứa một sức sống tiềm tàng. Nó như hòn than còn hôi hổi dưới lớp tro tàn, chỉ chờ ngọn gió mùa xuân thổi tối…
*Đêm tình xuân trở về đã đánh thức niềm yêu sống và khát vong tự do trong Mị
  • Ngoài đầu núi tiếng sáo gọi bạn đi chơi mà lòng Mị thấy bổi hổi bồi hồi. Hòn than bị vùi lấp dưới lớp tro tàn bấy lâu nay giờ bùng lên ngọn lửa yêu sống và khát khao tự do.
+ Mị nhẩm theo bài hát: “Mày có con trai con gái rồi / Mày đi làm nương/ Ta không có con trai con gái / Ta đi tìm người yêu”.
+ Mị uống rượu, uống ừng ực từng bát để mong cuốn đi bao nỗi đồi cay đắng ư? Không! Tiếng sáo và hơi men đã đưa Mị về với quá khứ đẹp đẽ. Mị nhớ lại khi xưa… rồi Mị buồn bực lại uống… rồi lại thổi sáo bên bếp lửa… rồi lại lịm đi để quên tất cả. Nhưng thật trớ trêu lòng Mị cứ phơi phới trở lại như bao ngày trước Mị được đi chơi, thổi kèn thổi sáo, nhảy múa, ném còn cùng đám bạn… Mị thấy mình còn trẻ.
+ Khát vọng bùng lên, Mị muốn đi chơi, bao nhiêu người phụ nữ có chồng còn đi chơi ngày tết huống chi Mị với A sử chẳng có lòng với nhau. Thật vô lí!
+ Quá khứ đẹp đẽ, hiện tại phũ phàng khiến Mị lại muốn ăn lá ngón mà chết ngay đi để khỏi phải nghĩ, khỏi bị dằn vặt, khổ đau.
+ Nhưng tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn réo rắt ngoài đường, xoáy sâu vào trái tim đầy thổn thức của Mị: “Anh ném pao, em không bắt / Em không yêu, quả pao rơi rồi”. Tiếng sáo như một ma lực cứ rập rờn, bay bổng, thôi thúc Mị khao khát được đi chơi, thôi thúc Mị bùng ra thành hành động:
+ Mị xắn thêm mõ vào đĩa đèn khơi thêm ngọn lửa sáng…
+ Búi lại tóc, với tay lấy cái váy hoa.
+ Chẳng cần biết A sử đã bước vào buồng và hỏi: “Mày muốn đi chơi à?”, trong lòng Mị chỉ còn tiếng sáo và khát vọng tự do…
=> Tô Hoài cảm nhận thấy ý thức đang sống dậy một cách mãnh liệt trong Mị. Mị nhận ra mình còn trẻ đẹp, nhận ra thực trạng mất tự do bị đè nén bấy lâu nay, nhận ra quyền làm người của mình. Tất cả đẩy Mị đến hành động quyết liệt không gì ngăn cản nổi: đi chơi. Mị muốn thoát ra khỏi cái địa ngục tăm tối để được tự do đón gió xuân, hơi xuân, tìm lại những ngày đẹp tươi đã mất…
*Sức sống tiềm tàng trong Mị mặc dù bị chà đạp
  • Đau đớn thay! Khát vọng vừa bùng lên đã bị A sử chặn đứng lại. Sợi dây tàn bạo đã cuốn chặt Mị vào cây cột trong căn buồng u tối cho tới sáng hôm sau. Nhưng A sử có thể trói được thể xác, làm sao có thể trói được tinh thần Mị!
+ Hơi rượu nồng nàn nâng tâm hồn, tinh thần Mị bay theo tiếng sáo, mộng du theo tiếng sáo. “Tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”.
+ Mị quên là mình đang bị trói, thân xác đang đau đớn, tê dại “Mị vùng bước đi”. Chi tiết diễn tả thật quyết liệt lòng ham sống của Mị bất chấp hiện tại bi đát, khổ đau: muốn bước đi, muốn bay lên thoát khỏi địa ngục này.
+ Bước chân vùng đi đã đánh thức Mị trở lại với hiện tại, sợi dây siết chặt vào da thịt như dứt ra từng mảng, đau nhức. Mị nhận ra sự thật tàn khốc. Giấc mơ đẹp vụt tan biến, Mị “thổn thức nghĩ mình không bằng con trâu con ngựa”. Hai biểu tượng của ước mơ, tự do và thực tại hiện ra trong hai âm thanh đối nghịch: tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết và tiếng chân ngựa đạp vào vách khan! Thực tại phũ phàng trở về lấn át, bóp nghẹt trái tim Mị. Đau đớn, xót xa Mị nhận ra kiếp một con người mà không bằng kiếp vật. “Đời người đàn bà lấy chồng ở Hồng Ngài một đời chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng”, nhưng với Mị đi theo đuôi con ngựa của chồng cũng chẳng bao giờ được.
+ Suốt đêm hôm ấy, Mị bị trói đứng trong hơi men nồng nàn, trong tiếng sáo tình tứ đầy ai oán. Nhưng một điều kì lạ sức sống tiềm tàng luôn ẩn chứa trong con ngươi Mị, tiếp cho Mị một sức mạnh, quên đi nỗi đau thể xác để tâm hồn được bay lên, giải phóng theo tiếng sáo. Tiếng sáo cứ lặp đi lặp lại như một bài ca về sức sống bất diệt của con ngưòi. Nhà văn diễn tả tâm trạng Mị thật xác thực: “lúc lại nồng nàn tha thiết. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa, Mị lúc mê, lúc tỉnh”… khiến người đọc không khỏi xúc động, thương cảm cho người phụ nữ bất hạnh.
=> Khép lại khát vọng được đi chơi, được sống tự do trong những đêm tình xuân, Mị lại rơi vào tình cảnh bi đát còn hơn cả trước đó. Kết cục ấy cũng là lời lên án, tố cáo đốì với hành động tàn độc của cha con thống lí, đại diện cho giai cấp thống trị ở miền núi đã áp bức con người tối mức không còn nhân tính.
Kết bài
Có thể nói, trong các trang miêu tả đời sống tinh thần của Mị thì đây là một trong những trang văn đặc sắc nhất. Tâm lí phức tạp, đầy biến động của Mị đã được nhà văn khám phá, miêu tả qua tiếng sáo. Tiếng sáo như một thứ âm thanh kì lạ len lỏi vào tận sâu thẳm tâm hồn vốn câm lặng của Mị để khám phá, cứu vớt, thức tỉnh Mị ra khỏi cõi u mê. Tô Hoài phải là người hiểu đời, hiểu người sâu sắc mới có thể hoà tâm nhập cảm vào niềm tâm tư sâu kín nhất của người phụ nữ bất hạnh, đau nỗi đau cùng nhân vật, khát khao cùng họ, mở ra cho họ một hướng tương lai tươi sáng. Dù trong đêm tình mùa xuân, Mị vẫn chưa giải phóng được cuộc đời nhưng sức sống tiềm tàng đó trong Mị sẽ báo trước cho sự đột biến quyết liệt tháo cũi xổ lồng ở lần sau. Đó chính là ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Kim Lân

  • Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài (1920- 2007).
  • Quê: làng Phù Lưu, tỉnh Bắc Ninh.
  • Kim Lân là cây bút truyện ngắn.
  • Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn, người nông dân.
  • Ngoài viết văn ông còn làm báo, diễn kịch, đóng phim.
  • Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962).
  • Năm 2001, ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

b. Truyện ngắn Vợ nhặt

  • Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
    • “Vợ nhặt” viết năm 1955 được in trong tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” (1962). 
    • Truyện ngắn có tiền thân là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" tác phẩm viết sau CMT8 nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại (1954) tác giả dựa vào cốt truyện cũ đặt tên là Vợ nhặt.
  • Bố cục: 4 phần
  • Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”
    • Nhan đề đã thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm.
    • Từ nhan đề ta thấy thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ.
    • Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

2.2. Đọc- hiểu văn bản

a. Tình huống truyện độc đáo

  • Tràng là một chàng trai sống ở xóm ngụ cư nghèo mà lại xấu xí,  thô kệch lấy được vợ giữa nạn đói khủng khiếp nhất lịch sử.
  • Tình huống Tràng nhặt được vợ đã làm cho mọi người vô cùng ngạc nhiên:
    • Trẻ con xóm ngụ cư ngạc nhiên.
    • Người lớn cũng ngạc nhiên.
    • Mẹ của Tràng cũng ngạc nhiên.
    • Bản thân Tràng cũng không ngờ được, cứ ngỡ ngàng như không phải ⇒ một tình huống éo le, giàu kịch tính, rất độc đáo.
  • Giá trị hiện thực: tố cáo tội ác của thực dân Pháp, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói.
  • Giá trị nhân đạo: Tình nhân ái cưu mang đùm bọc lẫn nhau, khát vọng hướng tới cuộc sống và hạnh phúc. Trong bối cảnh bi thảm, giá trị nhân bản không mất đi, con người vẫn muốn cứ được là con người.

b. Diễn biến tâm trạng các nhân vật

  • Người vợ nhặt
    • Là cô gái không tên, không gia đình, quê hương, bị cái đói đẩy ra lề đường: có số phận nhỏ nhoi, đáng thương.
    • Thị theo Tràng sau lời nói nửa đùa nửa thật để chạy trốn cái đói.
    • Cái đói đã làm thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh, đánh mất sĩ diện, sự e thẹn, bản chất dịu dàng.
    • Nhưng vẫn là người phụ nữ có tư cách:
      • Trên đường theo Tràng về, cái vẻ "cong cớn" biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính.
      • Thị ra mắt mẹ chồng trong tư thế khép nép và tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp.
    • Thị có sự thay đổi khi tìm thấy sự ấm áp của gia đình:
      • Trở thành một người vợ đảm đang.
      • Người con dâu ngoan khi tham gia công việc nhà chồng một cách tự nguyện, chăm chỉ.
    • Chính chị cũng thắp lên niềm tin và hi vọng trong hoàn cảnh tối tăm đó người đói.
⇒ Góp phần tô đậm hiện thực nạn đói và đặc biệt là giá trị nhân đạo của tác phẩm: dù trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn khát khao một mái ấm gia đình hạnh phúc.
  • Nhân vật Tràng
    • Có vẻ ngoài thô kệch, xấu xí, thân phận nghèo hèn,…
    • Nhưng có tấm lòng hào hiệp, nhân hậu: sẵn lòng cho người đàn bà xa lạ một bữa ăn giữa lúc nạn đói, sau đó đưa về đùm bọc, cưu mang.
    • Lúc  đầu Tràng cũng có chút phân vân, lo lắng: “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”.
    • Nhưng rồi, sau một cái “tặc lưỡi”, Tràng quyết định đánh đổi tất cả để có được người vợ, có được hạnh phúc -> Sự khao khát hạnh phúc lứa đôi. Quyết định giản đơn nhưng chứa đựng tình thương đối với người gặp cảnh khốn cùng.
    • Trên đường về:
      • Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà "phởn phơ" khác thường.
      • Anh rất vui, lòng lâng lâng khó tả:
        • “Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”.
        • “Lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai bên kia người đàn bà”.
        • Dường như quên đi cảnh sống ê chề, tối tăm; quên đi cái đói đang đe dọa,... khi có sự xuất hiện của người vợ nhặt.
    • Buổi sáng đầu tiên có vợ:
      • Tràng cảm nhận có một cái gì mới mẻ: êm ái, lơ lửng như trong mơ
      • Tràng thay đổi hẳn:
        • Thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của mình một cách lạ lùng.
        • Cảm thấy nên người, thấy mình phải có bổn phận lo lắng cho gia đình.
        • Biết hướng tới một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn.
⇒ Những con người đói khát gần kề cái chết vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau và luôn có niềm tin vào tương lai.

  • Bà cụ Tứ
    • Một bà lão già nua, ốm yếu, lưng khòng vì tuổi tác.
    • Tâm trạng bà cụ Tứ:
      • Khi nhận thấy thái độ vồn vã khác thường của con: phấp phỏng, lo âu.
      • Ngạc nhiên hơn khi nghe tiếng người đàn bà xa lạ chào mình bằng u.
      • Sau lời giãi bày của Tràng, bà cúi đầu nín lặng, không nói và hiểu ra. Trong lòng chất chứa biết bao suy nghĩ:
        • Buồn tủi khi nghĩ đến thân phận của con phải lấy vợ nhặt.
        • Lo vì đói, vợ chồng nó có sống qua nổi cái nạn đói này ko.
        • Thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới lấy đến con trai mình mà không tính đến nghi lễ cưới.
        • Tủi vì chưa hoàn thành bổn phận người mẹ lo vợ cho con trai.
        • Lo lắng khi nghĩ đến tương lai của con.
      • Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình
      • Từ tốn căn dặn nàng dâu mới -> Xót thương, lo lắng cho cảnh ngộ của dâu con.
      • Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới:
        • Rạng rỡ hẳn lên.
        • Cùng với nàng dâu, bà thu dọn, quét tước nhà cửa.
        • Bữa cơn ngày đói thật thảm hại nhưng “cả nhà ăn rất ngon lành”.
        • Bà toàn nói đến chuyện tương lai, chuyện vui, chuyện làm ăn với con dâu ⇒ tìm mọi cách để nhen nhóm niềm tin, niềm hi vọng cho các con.
⇒ Bà là một người mẹ có tấm lòng nhân hậu, bao dung, đầy hi sinh, tiêu biểu của người mẹ nghèo VN.

c. Nghệ thuật

  • Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
  • Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn:
    • Cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, giản dị, chặt chẽ.
    • Khéo léo làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật.
  • Dựng cảnh chân thật, sinh động, đặc sắc: cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,…
  • Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật.
  • Ngôn ngữ nông thôn mộc mạc, giản dị, gần với khẩu ngữ nhưng được chọn lọc kĩ, toạ nên sức gợi.

TDK

{facebook#https://www.facebook.com/TTTPUS} {twitter#https://twitter.com/pldinhkhiem} {google-plus#https://plus.google.com/110765780685737079983?hl=vi} {youtube#https://www.youtube.com/channel/UC15FfWuEkvpbESRDj2S718g}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget