Soạn bài: Vĩnh biệt Cửu trùng đài - Nguyễn Huy Tưởng
Nguyễn Huy TưởngI. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch tài năng. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho khá giả có tinh thần yêu nước ở xã Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Nhà văn đặc biệt thành công với đề tài lịch sử ở cả hai thể loại tiểu thuyết và kịch. Tác phẩm chính: Vũ Như Tô ( kịch, 1941),Bắc Sơn (kịch, 1946), Những người ở lại (kịch, 1948), Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942), An Tư (tiểu thuyết, 1945), Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết, 1961), Kí sự Cao Lạng (kí, 1951)...
Vũ Như Tô là một vở kịch lịch sử. Qua tác phẩm này, nhà văn thể hiện quan điểm của mình về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cường quyền, giữa nghệ sĩ và nhân dân và có thể là cả vấn đề về văn hoá dân tộc. Đây là một tác phẩm thành công của Nguyễn Huy Tưởng.
II. TÓM TẮT VỞ KỊCH
Vở kịch gồm năm hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 - 1517.
Nhân vật chính của vở kịch là Vũ Như Tô, là một nhà kiến trúc tài giỏi, một nghệ sĩ có chí lớn, tính tình cương trực, trọng nghĩa kinh tài. Lê Tương Dực, một hôn quân bạo chúa, sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng đài để làm nơi ăn chơi với đám cung nữ. Vũ đã từ chối dù bị đe dọa kết tội tử hình. Song Đan Thiềm, một cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ, đã khuyên Vũ nên nhận lời xây dựng Cửu Tràng đài vì đây là cơ hội để Vũ đem tài ra phục vụ đất nước, "Ông cứ xây lấy một tòa đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi, nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hãnh diện...". Vũ đã nhận lời và dồn hết sức xây Cửu Trùng đài. Nhưng Cửu Trùng đài đã làm cho dân chúng thêm cực khổ. Họ đã nổi dậy. Vũ Như Tô bị giết, Cửu trùng đài bị thiêu trụi.
III. PHÂN TÍCH NỘI DUNG
1. Đoạn trích thuộc hồi V của vở kịch, cảnh diễn ra trong cung cấm. Vũ Như Tô xây Cửu trùng đài theo lời khuyên của Đan Thiềm với mục đích xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật. Đó là mục đích nghệ thuật của người nghệ sĩ. Còn điều mà nhân dân và binh lính trông thấy ngay trước mắt là Vũ Như Tô đang dùng công sức và xương máu của nhân dân để phục vụ mục đích ăn chơi sa đọa của tên hôn quân Lê Tương Dực. Việc xây dựng Cửu trùng đài đã khiến cho nhân dân vô cùng cực khổ. Trịnh Duy Sản đã lợi dụng tình hình dấy binh nổi loạn. Nhân dân, binh lính và thợ xây dựng Cửu trùng đài đã nổi dậy. Chúng bắt giết Vũ Như Tô, Đan Thiềm và huỷ diệt Cửu trùng đài.
2. Mâu thuẫn của vở kịch được thể hiện trong hồi V
- Mâu thuẫn trực tiếp thể hiện ở cuộc nổi dậy của binh lính và nhân dân chống lại triều đình. Đó là mâu thuẫn giữa đời sống xa hoa trụy lạc của Lê Tương Dực với đời sống cơ cực thống khổ của nhân dân lao động. Cao trào của mâu thuẫn này được thể hiện và được giải quyết ở jồi kịch này.
- Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần tuý của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân thể hiện ở hai mục đích xây dựng Cửu trùng đài của Vũ Như Tô và của triều đình Lê Tương Dực. Mâu thuẫn này đã dẫn đến cái chết của Vũ như Tô và sự ra đi của Cửu Trùng đài. Vũ Như Tô là một tài năng nhưng chính vì không giải quyết được mâu thuẫn giữa nghệ thuật và cuộc sống mà ông đã thất bại.
- Cuộc đối thoại giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô ở lớp I của hồi kịch cho thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chỉ biết vì nghệ thuật. Trông coi việc xây Cửu Trùng đài mà ông không biết rằng tác phẩm nghệ thuật của ông đã gây ra bao nhiêu lầm than cực khổ cho dân chúng. Mục đích nghệ thuật của ông mâu thuẫn với quyền lợi thiết thực của dân chúng mà ông lại không nhận ra. Ông là người nghệ sĩ quá quan tâm đến nghệ thuật mà quên đi quan hệ của nghệ thuật với đời sống. Vì thế ông không thể hiểu điều Đan Thiềm nói. Cuộc nổi loạn của binh lính, thợ thuyền là tất yếu. Với họ, Cửu trùng đài đơn giản là nguyên nhân gây nên lầm than cực khổ, là biểu hiện của sự ăn chơi sa đọa của tên hôn quân. Giữa Vũ Như Tô, người nghệ sĩ có mục đích nghệ thuật tốt đẹp và nhân dân lao động đã không có tiếng nói chung bởi người nghệ sĩ như ông Vũ không hiểu và không giải quyết được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
3. Phân tích tính cách và diễn biến tâm trạng của hai nhân vật đan Thiềm và Vũ Nhu Tô
- Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chân chính, một người có tài và có tâm với nghệ thuật. Ông nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm, nhận xây dựng Cửu Trùng đài là vì mục đích nghệ thuật rất cao cả. Ông Vũ là người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật. Trong hồi kịch này, khi binh lính nổi dậy, kết tội ông và đòi hủy diệt Cửu trùng đài ông vẫn không thể hiểu nổi tại sao lại như vậy. Vũ quá chú ý đến nghệ thuật mà quên đi quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Ông luôn ở trong tâm trạng mơ màng, ảo vọng. Ông không thể hiểu và không tin tâm huyết của mình đối với đất nước lại bị coi thường.
- Đan Thiềm là một người có tâm, biết trọng người tài, tôn trọng nghệ thuật. Bà kính trọng tài năng của Vũ Như Tô, bà hiểu công việc sáng tạo nghệ thuật của Vũ. Nhưng chính Đan Thiền đã sai lầm và cuối cùng bà cũng nhận ra sai lầm của mình khi khuyên Vũ nhận lời xây dựng Cửu trùng đài. Trước khi chết bà đã nhận ra sự thất bại của giấc mộng lớn mà bà và Vũ mong mỏi thực hiện. Nhìn cảnh Cửu trùng đài bị đốt, Vũ Như Tô bị giết, bà đã đau đớn cất lên "Đài lớn tan tành. Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!".
- Đan Thiềm và Vũ là hai kẻ tri âm, tri kỉ, cùng có một mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cuối cùng đều thất bại. Và cả Cửu trùng đài, tâm huyết của hai người cũng bị phá huỷ. Hai người đáng thương, đáng trọng hơn là đáng trách. Nhà văn đã bộc lộ sự cảm thông và trân trọng của ông đối với hai con người tri âm tri kỉ và bất hạnh này.
4. Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và lợi ích thiết thực của nhân dân là mâu thuẫn không dễ giải quyết. Vì thế, việc Nguyễn Huy Tưởng chưa giải quyết triệt để được mâu thuẫn này là điều dễ hiểu. Nhà văn để cho Vũ Như Tô bị giết mà không hiểu tại sao. Đan Thiềm, Vũ Như Tô cùng Cửu trùng đài bị hủy diệt đã đặt ra một vấn đề lớn, vấn đề quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Với đoạn trích này, Nguyễn Huy Tưởng đã giải quyết được phần nào mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật đích thực phải thống nhất với quyền lợi của con người. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người. Người nghệ sĩ khi làm nghệ thuật phải chú ý đến điều đó.
5. Đoạn trích có đủ các yếu tố của một vở kịch: biến cố, xung đột và giải quyết xung đột, sự kiện. Không khí, nhịp điệu của sự việc được diễn tả theo chiều tăng tiến mức độ dồn dập đã thể hiện được tính chất gay gắt của mâu thuẫn và dần đẩy xung đột kịch lên cao trào. Cửu trùng đài và Vũ Như Tô là cái nút của mâu thuẫn. Xung đột đã được giải quyết bằng sự ra đi vĩnh viễn của cả hai. Nhà văn đã tạo nên không khí kịch thông qua lời nói - hành động và sự ra, vào liên tiếp của các nhân vật. Không khí nhốn nháo, hỗn loạn của cuộc nổi dậy đã được tái hiện qua nghệ thuật tạo tình huống và ngôn ngữ đầy kịch tính của đoạn trích.
6. Các chú thích nghệ thuật được in nghiêng và đặt trong dấu ngoặc đơn được sử dụng để tạo tình huống, bối cảnh cho diễn xuất. Chú thích cảnh Cửu trùng đìa bị đốt: (chợt có ánh lửa sáng rực, cả tàn than, bụi khói bay vào); Vũ Như Tô (nhìn ra, rú lên): Đốt thực rồi... Kịch bản văn học không thể thiếu những chú thích này.
Soạn Văn Lớp 11:
HỌC KÌ I
- Soạn bài: Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác
- Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Soạn bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Soạn bài: Tự tình II - Hồ Xuân Hương
- Soạn bài: Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
- Soạn bài: Vịnh khoa thi hương - Trần Tế Xương
- Soạn bài: Thao tác lập luận phân tích
- Soạn bài: Thương vợ - Trần Tế Xương
- Soạn bài: Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ
- Soạn bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát
- Soạn bài: Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu
- Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu
- Soạn bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố
- Soạn bài: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm
- Soạn bài: Xin lập khoa luật - Trích Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ
- Soạn bài: Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng
- Soạn bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- Soạn bài: Thao tác lập luận so sánh
- Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945
- Soạn bài: Ngữ cảnh
- Soạn bài: Hai đứa trẻ - Thạch Lam
- Soạn bài: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
- Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Soạn bài: Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
- Soạn bài: Chí Phèo - Nam Cao
- Soạn bài: Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu
- Soạn bài: Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh
- Soạn bài: Vi hành - Nguyễn Ái Quốc
- Soạn bài: Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan
- Soạn bài: Vĩnh biệt Cửu trùng đài - Nguyễn Huy Tưởng
- Soạn bài: Tình yêu và thù hận - Trích Rô mê ô và Giu li ét của Sếch xpia
- Soạn bài: Hạnh phúc của một tang gia - Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
- Soạn bài: Thực hành một số kiểu câu trong văn bản
- Soạn bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
HỌC KÌ II
- Soạn bài: Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu
- Soạn bài: Nghĩa của câu
- Soạn bài: Hầu trời - Tản Đà
- Soạn bài: Thao tác lập luận bác bỏ
- Soạn bài: Tràng giang - Huy Cận
- Soạn bài: Chiều tối - Hồ Chí Minh
- Soạn bài: Lai Tân - Hồ Chí Minh
- Soạn bài: Nhớ đồng - Tố Hữu
- Soạn bài: Tương tư - Nguyễn Bính
- Soạn bài: Chiều xuân - Anh Thơ
- Soạn bài: Từ ấy - Tố Hữu
- Soạn bài: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Soạn bài: Tiểu sử tóm tắt
- Soạn bài: Tôi yêu em - Puskin
- Soạn bài: Bài thơ số 28 - Tago
- Soạn bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Soạn bài: Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh
- Soạn bài: Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh, Hoài Chân
- Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Soạn bài: Một số thể loại văn học - Kịch, văn nghị luận
- Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
- Soạn bài: Tóm tắt văn bản nghị luận
Các bài viết của blog được tham khảo từ: www.cadasa.vn, Loigiaihay.com, Updating...
Đăng nhận xét