Soạn bài: Từ ấy - Tố Hữu
1. Tác giả- Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.
- Là "lá cờ đầu của thơ ca cách mạng" Việt Nam hiện đại.
- Thơ trữ tình – chính trị: thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.
2. Bài thơ
a. Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 7/1938 khi nhà thơ được kết nạp vào đảng cộng sản, bài thơ nằm trong phần Máu lửa của tập thơ "Từ ấy"
b. Vị trí bài thơ: có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ.
c. Bố cục: 3 phần.
II. Đọc, hiểu
A. Nội dung
1. Niềm vui lớn: (khổ 1)
- Hình ảnh ẩn dụ: "Nắng hạ, mặt trời chân lí"
- Sự liên kết giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: mặt trời đời thường tỏa hơi ấm thì Đảng cũng là ánh sáng diệu kì toả ra những tư tưởng đúng đắn,mới mẻ.
- Từ "bừng" có ý nghĩa nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra cho nhà thơ chân trời mới.
=> Hai câu thơ kể lại một kỉ niệm không quên là được giác ngộ lí tưởng cm và bộc lộ tâm trạng vui sướng tự hào.
- Hình ảnh so sánh, bút pháp lãng mạn diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cách mạng.
=> Cách mạng đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho nhà thơ
2. Lẽ sống lớn: (khổ 2)
- Suy nghĩ: Tôi buộc......biểu hiện cho sự tự nguyện gắn "cái tôi" cá nhân vào "cái ta" chung của mọi người
- Để tình .....biểu hiện cho một tâm hồn trải rộng với c/đ, tạo khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng c/n cụ thể.
- Hồn tôi gắn với bao hồn khổ: tình hữu ái giai cấp, ông đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ
- Hình ảnh: "Gần gũi - mạnh khối đời" mang tính ẩn dụ để chỉ đông đảo người cùng chung cảnh ngộ đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung
=> Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Quan niệm về lẽ sống của ông là sự gắn bó hài hoà giữa "cái tôi" cá nhân và "cái ta" chung của mọi người
3. Tình cảm lớn (khổ 3)
- Điệp ngữ mang tính khẳng định: "là", các từ "con, em, anh" và số từ ước lệ "vạn" nhấn mạnh khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết, nhà thơ cảm nhận được mình là thành viên trong đại gia đình quần chúng đau khổ
- Từ ngữ: "kiếp phôi pha, cù bất cù bơ" biểu hiện cho tấm lòng đau xót của nhà thơ trước những kiếp đời bất hạnh và bày tỏ lòng căm giận trước những oan trái mà kẻ thù gây nên.
=> Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp cho ông có được lẽ sống mới mà còn giúp cho nhà thơ vượt qua t/c ích kỉ hẹp hòi của giai cấp tư sản để có được tình cảm giai cấp quý báu
B. Nghệ thuật
Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng; ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu; giọng thơ sảng khoái; nhịp thơ hăm hở…
C. Ý nghĩa văn bản
Niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn trong buổi đầu gặp lí tưởng cộng sản.
III. Tổng kết
Niềm vui khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Tình cảm giai cấp và sự căm giận với những bất công ngang trái của cuộc đời.
==============================END================================
HỌC KÌ I
- Soạn bài: Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác
- Soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Soạn bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
- Soạn bài: Tự tình II - Hồ Xuân Hương
- Soạn bài: Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
- Soạn bài: Vịnh khoa thi hương - Trần Tế Xương
- Soạn bài: Thao tác lập luận phân tích
- Soạn bài: Thương vợ - Trần Tế Xương
- Soạn bài: Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ
- Soạn bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát
- Soạn bài: Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu
- Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu
- Soạn bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố
- Soạn bài: Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm
- Soạn bài: Xin lập khoa luật - Trích Tế cấp bát điều của Nguyễn Trường Tộ
- Soạn bài: Thực hành nghĩa của từ trong sử dụng
- Soạn bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- Soạn bài: Thao tác lập luận so sánh
- Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8 năm 1945
- Soạn bài: Ngữ cảnh
- Soạn bài: Hai đứa trẻ - Thạch Lam
- Soạn bài: Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
- Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Soạn bài: Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
- Soạn bài: Chí Phèo - Nam Cao
- Soạn bài: Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu
- Soạn bài: Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh
- Soạn bài: Vi hành - Nguyễn Ái Quốc
- Soạn bài: Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan
- Soạn bài: Vĩnh biệt Cửu trùng đài - Nguyễn Huy Tưởng
- Soạn bài: Tình yêu và thù hận - Trích Rô mê ô và Giu li ét của Sếch xpia
- Soạn bài: Hạnh phúc của một tang gia - Trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
- Soạn bài: Thực hành một số kiểu câu trong văn bản
- Soạn bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
HỌC KÌ II
- Soạn bài: Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu
- Soạn bài: Nghĩa của câu
- Soạn bài: Hầu trời - Tản Đà
- Soạn bài: Thao tác lập luận bác bỏ
- Soạn bài: Tràng giang - Huy Cận
- Soạn bài: Chiều tối - Hồ Chí Minh
- Soạn bài: Lai Tân - Hồ Chí Minh
- Soạn bài: Nhớ đồng - Tố Hữu
- Soạn bài: Tương tư - Nguyễn Bính
- Soạn bài: Chiều xuân - Anh Thơ
- Soạn bài: Từ ấy - Tố Hữu
- Soạn bài: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
- Soạn bài: Tiểu sử tóm tắt
- Soạn bài: Tôi yêu em - Puskin
- Soạn bài: Bài thơ số 28 - Tago
- Soạn bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền
- Soạn bài: Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh
- Soạn bài: Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh, Hoài Chân
- Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Soạn bài: Một số thể loại văn học - Kịch, văn nghị luận
- Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
- Soạn bài: Tóm tắt văn bản nghị luận
Các bài viết của blog được tham khảo từ: www.cadasa.vn, Loigiaihay.com, Updating...
Đăng nhận xét