Soạn bài: Bài 24. Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Soạn bài: Bài 24. Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

(1914 - 1918)



I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Những biến động về kinh tế

-       Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp ra sức vơ vét tối đa nhân lực vật lực và tài lực để gánh đỡ những tổn thất và thiếu hụt của Pháp trong chiến tranh.

-       Pháp tăng thuế, bắt nhân dân Việt Nam mua công trái, vơ vét lương thực, nông lâm sản, kim loại… đem về Pháp.

-       Sự cướp bóc của Pháp ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế - xã hội Việt Nam.

+         Công nghiệp: ngành khai mỏ được bỏ vốn thêm, một vài công ty than mới xuất hiện, các kim loại cần cho chiến tranh được khai thác mạnh. Trong giai đoạn này, Pháp nới lỏng cho các xí nghiệp của người Việt mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh (công ty của Nguyễn Hữu Thụ, Bạch Thái Bưởi), nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.

+         Công thương nghiệp, giao thông vận tải: phát triển do chính sách nới tay độc quyền cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do.

-       Công việc kinh doanh của người Việt được mở rộng như Công ty của Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi, nhiều xí nghiệp mới xuất hiện.

-       Công nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có sự phát triển hơn trước, biến đổi so với trước.

-       Nông nghiệp: chuyển từ chuyên canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh (thầu dầu, đậu, lạc…). Đời sống nông dân khó khăn.

2. Tình hình phân hóa xã hội

Chính sách của Pháp và những biến động về kinh tế trong chiến tranh đã tác động mạnh đến sự phân hóa xã hội Việt Nam.

-       Nạn bị bắt lính và những chính sách trong nông nghiệp đã làm sức sản xuất ở nông thôn giảm sút nghiêm trọng, đời sống nông dân bị bần cùng.

-       Giai cấp công nhân lớn lên về số lượng, đặc biệt trong hai ngành khai mỏ và trồng cao su.

-       Tư sản Việt Nam dần thoát khỏi sự kiềm chế của người Pháp và phát triển: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thụ.

-       Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị phát triển rõ rệt về số lượng. 

Tư sản và tiểu tư sản tăng về số lượng nhưng chưa trở thành giai cấp. Họ giữ những vai trò kinh tế, chính trị nhất định, song  lực lượng chủ chốt của phong trào dân tộc thời kỳ này vẫn là công nhân và nông dân.

Lính người Việt bị đưa sang Pháp







II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH VŨ TRANG TRONG CHIẾN TRANH.

1.Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội:

-       Do Phan Bội Châu lãnh đạo .

-       Lực lượng: công nhân, viên chức hỏa xa tuyến Hải Phòng -Vân Nam.

-       Hình thức đấu tranh: vũ trang .

-       Hoạt động:

+         Tấn công các đồn binh Pháp ở Cao Bằng, Phú Thọ, Nho Quan, Móng Cái…;

+         Phá nhà ngục Lao Bảo.

-       Thất bại và tan rã năm 1916.

2. Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916)

-       Vua Duy Tân, Thái Phiên và Trần Cao Vân lãnh đạo.

-       Lực lượng là nhân dân và binh lính ở Trung Kì, có sự lãnh đạo của vua Duy Tân.

-       Dự định phối hợp với binh lính Việt, chủ yếu ở miền Trung nổi dậy khởi nghĩa nhưng thất bại.

-       Cả ba ông bị bắt.



Vua Duy Tân



Trần Cao Vân

 TRẦN CAO VÂN: (hiệu: Bạch Sĩ; 1866 - 1916), sĩ phu yêu nước Việt Nam trong  phong trào kháng Pháp cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Quê: làng Tư Phú, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tham gia phong trào Cần vương. Phong trào bị tan vỡ, vào Bình Định dạy học. Năm 1898, cùng Võ Trứ lãnh đạo khởi nghĩa chống Pháp tại Phú Yên. Bị bắt giam hai lần. Năm 1908, cùng Thái Phiên vận động binh lính (sắp bị đưa sang chiến trường Châu Âu) khởi nghĩa ở Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đã liên hệ với vua Duy Tân, được giao viết "Chiếu khởi nghĩa". Kế hoạch bại lộ, bị bắt cùng vua và bị giết ngày 17.5.1916. Hiện còn một ít bài thơ: "Côn Lôn cảm tác" (2 bài) và "Côn Lôn phong cảnh ca" (đều viết lúc bị đày ở Côn Đảo); "Thơ tuyệt mệnh" làm trước lúc bị chém với khí phách kiên cường, bất khuất.

3. Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên.



Trịnh Văn Cấn



Lương Ngọc Quyến là con cụ Lương văn Can , ông tham gia phong trào Đông Du, sang Nhật , năm 1914 ông bị bắt ở Hương Cảng , và bị thực dân Pháp kết án tù và đưa về nhà lao Thái Nguyên

-       Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến lãnh đạo .

-       Lực lượng là tù chính trị và binh lính  người Việt

-       Hoạt động:

+         Đêm 30 rạng 31.08.1817, quân khởi nghĩa kiểm soát toàn bộ thị xã (trừ trại lính Pháp), giương cờ "Nam binh phục quốc".

+         Phát hịch tuyên bố Thái Nguyên độc lập, đặt quốc hiệu là Đại Hùng, vạch tội ác của giặc Pháp, kêu gọi khôi phục nền độc lập của đất nước.

+         Pháp đưa 2000 lính đàn áp. nghĩa quân chiến đấu anh dũng trong 6  tháng thì thất bại.

-       Thất bại: đánh một đòn mạnh vào chính sách "Dùng người Việt trị người Việt" của thực dân Pháp



Trại lính khố xanh: là nơi Đội Cấn và một số viên đội có lòng yêu nước tập hợp đội ngũ, bàn bạc kế hoạch khởi nghĩa. Đêm 30 rạng sáng ngày 31, Đội Cấn hạ lệnh giương cao cờ Ngũ tinh nền vàng có năm ngôi sao và dòng chữ Nam binh phục Quốc phát lệnh khởi nghĩa, thành lập Bộ Chỉ huy khởi nghĩa. Trại lính khố xanh xưa nay nằm gọn trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam thuộc phường Trưng Vương, T.P Thái nguyên.



Cổng trại lính khố xanh tỉnh Thái Nguyên xây năm 1913, nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa năm 1917.

Cổng trại lính Khố Xanh tỉnh Thái Nguyên, nơi diễn ra Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị  ở Thái Nguyên năm 1917.



Đền thờ Đội Cấn tại phường Hoàng Văn Thụ (T.P Thái Nguyên).

4. Phong trào Hội kín ở Nam Kỳ

-       Phan Xích Long lãnh đạo

-       Chủ yếu là nông dân ở Nam Kì

-       Phát triển rầm rộ ở miền Nam. Đáng chú ý nhất là vụ đột nhập vào Sài Gòn, mưu phá khám lớn để cứu Phan Xích Long

-       Thất bại vì thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến nhưng biểu lộ tinh thần quật khởi của nông dân miền Nam



Phan Xích Long

 5. Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số

-       Thủ lĩnh các dân tộc ít người (Giàng Tả Chay, Nơ-trang Lơng)

-       Dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên

-       1914 - 1915: khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc.

-       1918, người Mông ở Lai Châu khởi nghĩa

-       1918 - 1919, ở Đông Bắc, binh lính đồn Bình Liêu nổi dậy, lôi cuốn đông đảo các dân tộc Nùng, Dao...

-       Ở Tây Nguyên, lớn nhất là khởi nghĩa của đồng bào Mơ-nông do Nơ-trang Lơng chỉ huy, dài hơn 20 năm.

-       Tất cả đều thất bại nhưng đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

Nhận xét

+         Phong trào đấu tranh lan rộng khắp cả nước, lôi kéo nhiều thành phần xã hội tham gia, hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang.

+         Kết quả: thất bại do bế tắc về đường lối đấu tranh.    

Những nét riêng:

+         Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân có sự tham gia của vua Duy Tân. Cuối năm 1916 ông đã liên lạc với Thái Phiên và Trần Cao Vân (hai nhà chí sĩ của Việt Nam Quang phục hội. Phan Bội Châu chủ xướng) bàn mưu khởi nghĩa song do bị lộ nên cả ba người đã bị thực dân Pháp  bắt. Thực dân Pháp tìm đủ cách dụ dỗ ông quay lại ngai vàng song ông kiên quyết từ chối, không chịu khuất phục trước quân Pháp và tay sai. Duy Tân đã bị lưu đày sang đảo Rêuyniông cùng vua cha là Thành Thái

+         Cuộc khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên có nhiều nét độc đáo: Đây là cuộc vùng dậy mãnh liệt của binh lính người Việt trong quân đội Pháp, dùng súng giặc giết giặc, tạo nên truyền thống tốt đẹp của những binh sĩ cứu quốc Việt Nam sau này.

+         Các cuộc nổi dậy của đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra trên những địa bàn rộng lớn; lợi dụng địa hình rừng núi gây cho địch nhiều thiệt hại, buộc địch phải rút lui hoặc nhân nhượng một số quyền lợi.

III. SỰ XUẤT HIỆN KHUYNH HƯỚNG CỨU NƯỚC MỚI

1. Phong trào công nhân

-       Vào thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân vẫn phát triển, kết hợp đấu tranh kinh tế với bạo động vũ trang: nghỉ việc chống cúp phạt lương, bỏ trốn chống bọn cai thầu, tham gia khởi nghĩa Thái Nguyên, đốt nhà cai thầu…

-       Phong trào thể hiện rõ bản chất đoàn kết, kỷ luật của giai cấp công nhân, tuy vậy vẫn mang tính tự phát.



Hành trình tìm đường cứu nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh-1911-1941

2. Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

a. Tiểu sử:

-       Nguyễn Ai Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/05/1890 trong một gia đình  trí thức yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, nên sớm có tinh thần yêu nước và ý chí cứu nước.

-       Ngày 05/06/1911, Người rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

b. Hoạt động:

-       Từ  năm 1911 - 1917, Người đi qua nhiều nước và nhận thức rằng ở đâu bọn thực dân cũng tàn bạo, độc ác và ở đâu, người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.

-       Cuối năm 1917, Người trở về Pháp, tích cực học tập, rèn luyện và tham gia phong trào công nhân Pháp. Người đã tích cực viết báo, truyền đơn… tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.

-       Sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người có những chuyển biến, là cơ sở để sau này Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

 (Cô. Đoàn Thị Hồng Điệp)


Lịch Sử 11

Các bài viết của blog được tham khảo từ: www.cadasa.vn, Loigiaihay.com, Updating...

Đăng nhận xét

[facebook][blogger][disqus]

TDK

{facebook#https://www.facebook.com/TTTPUS} {twitter#https://twitter.com/pldinhkhiem} {google-plus#https://plus.google.com/110765780685737079983?hl=vi} {youtube#https://www.youtube.com/channel/UC15FfWuEkvpbESRDj2S718g}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget